Hệ thống cửa hàng miền Bắc
  • Đang xây dựng
  • 68 Lê Văn Lương - Cầu Giấy - Hà Nội
  • Đang xây dựng
  • Đang xây dựng
Thời gian làm việc từ 8:00 - 18:00
Hệ thống cửa hàng miền Trung và miền Nam
  • Đang xây dựng
  • Đang xây dựng
  • Đang xây dựng
  • Đang xây dựng
Thời gian làm việc từ 8:00 - 18:00
Tìm lốp theo xe
Hãng sản xuất
Số loại
Thông số khác
Tìm lốp theo cỡ (Cho xe du lịch)
**
R
**
/
***
Rộng mặt lốp
Tỷ lệ thành lốp
Đường kính vành
Tin tức  /  Tin tức ô tô - Lốp ô tô - Đọc báo cùng Thế Giới Lốp
Hiểm họa từ lốp tái chế
Ngày đăng: 25/04/2017
Thời gian qua, nhiều xe ôtô đã bị nổ lốp do sử dụng lốp tái chế kém chất lượng. Trong khi đó, vẫn chưa có một quy định nào cấm kinh doanh lốp tái chế nên mặt hàng này vẫn tiếp tục được lưu thông trên thị trường.

 

Tái chế lốp ôtô cũ diễn ra công khai

Tử thần rình rập

Theo thống kê của Trung tâm Điều hành tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, tai nạn do nổ lốp đang thực sự ở mức báo động. Hai năm qua, tuyến cao tốc này đã chứng kiến hàng nghìn vụ ôtô bị sự cố liên quan đến lốp, gây thiệt hại không nhỏ. Các vụ thủng săm, nổ lốp chiếm tới 50% tổng số sự cố xảy ra trên cao tốc. Trong đó, nguyên nhân trực tiếp là do lốp kém chất lượng.

Tương tự, trên tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai cũng có nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra mà nguyên nhân là do lốp xe. Ông Trần Hải Ngọc – Phó giám đốc Công ty Vận hành bảo trì đường cao tốc Việt Nam – cho biết, năm 2015, trên tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã xảy ra 1.212 sự cố nổ lốp, năm 2016 là 774 vụ. Như vậy, tính trung bình mỗi ngày có tới 2,2 sự cố về lốp xảy ra.

Hiện nay, với thiết kế lớp mặt đường tạo nhám để bảo đảm tốc độ khai thác tối đa, hầu hết các tuyến cao tốc đều cho phép các phương tiện lưu thông với tốc độ rất lớn, lên đến 120 km/h như tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình. Vì thế, khi di chuyển với tốc độ cao, nếu sự cố nổ lốp xảy ra bất ngờ thì hậu quả vô cùng khó lường.

Siết chặt kinh doanh lốp tái chế

Nguy hiểm là vậy nhưng vì lợi nhuận, vẫn còn tồn tại nhiều cơ sở thu mua lốp ôtô cũ về tân trang, bán cho khách hàng.

Ông Nguyễn Hữu Trí – Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam: Việc khoét rãnh làm tăng độ ma sát cho lốp nhưng làm giảm chiều dày của lốp, giảm khả năng chịu lực, dẫn đến việc lốp rất dễ nổ, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Trước thực tế này, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 6, Chi Cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra nhiều cửa hàng kinh doanh lốp ôtô trên địa bàn và bước đầu phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm, đặc biệt là việc sử dụng nhiều chiêu thức để tân trang, làm mới lốp.

Cụ thể, qua tiến hành kiểm tra địa điểm kinh doanh lốp ôtô trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội lực lượng QLTT đã phát hiện cửa hàng này không có đăng ký kinh doanh, gần 100 lốp ôtô cũ các loại không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ; hơn 100 lốp mới chưa dán tem hợp chuẩn hợp quy theo quy định. Ở một cơ sở kinh doanh khác, lực lượng chức năng cũng ghi nhận 35.000 lốp ôtô trong kho chưa dán tem hợp chuẩn hợp quy.

Bên cạnh đó, trên địa bàn TP. Hà Nội hiện có hàng trăm điểm thu gom, buôn bán lốp ôtô cũ. Hầu hết lốp được mua lại từ các công trường, công ty vận tải hay các gara sửa ôtô ở nhiều tỉnh, thành phố lân cận. Để bán được giá cao và dễ tiêu thụ, nhiều chủ hàng đã tân trang, nâng đời cho lốp cũ bằng cách ủi rãnh vân hoa trên bề mặt để tạo độ sâu, đánh lừa người dùng.

 

Đáng chú ý, dù lốp kinh doanh trên thị trường phải qua kiểm định chất lượng và công bố hợp quy, tuy nhiên lại chưa có quy định nào cấm kinh doanh lốp ôtô cũ. Do đó, nhiều cơ sở bán lốp ôtô cũ dưới vỏ bọc hàng phế thải vẫn tiếp tục hoạt động.

Theo : vfpress.vn

Tags:

Hiểm họa từ lốp tái chế

Chia sẻ:
Hỗ trợ trực tuyến Việt Nam
Ms. Thúy - 0913.108.107
Ho tro truc tuyen
Import - Export support
Ms. Hoa - +84.947.222.000
youtube