Hệ thống cửa hàng miền Bắc
  • Đang xây dựng
  • 68 Lê Văn Lương - Cầu Giấy - Hà Nội
  • Đang xây dựng
  • Đang xây dựng
Thời gian làm việc từ 8:00 - 18:00
Hệ thống cửa hàng miền Trung và miền Nam
  • Đang xây dựng
  • Đang xây dựng
  • Đang xây dựng
  • Đang xây dựng
Thời gian làm việc từ 8:00 - 18:00
Tìm lốp theo xe
Hãng sản xuất
Số loại
Thông số khác
Tìm lốp theo cỡ (Cho xe du lịch)
**
R
**
/
***
Rộng mặt lốp
Tỷ lệ thành lốp
Đường kính vành
Tin tức  /  Tin tức ô tô - Lốp ô tô - Đọc báo cùng Thế Giới Lốp
Vết xe đổ của láng giềng đang chờ đón Trung Quốc
Ngày đăng: 27/01/2016
Năm 2015 chứng kiến số tiền đầu tư nước ngoài kỷ lục bị rút ra khỏi Trung Quốc, theo ước tính khoảng hơn 800 tỉ USD; nhưng nó cũng đồng thời chứng kiến làn sóng đổ tiền ra nước ngoài để thâu tóm các thương hiệu lớn trên thế giới của các tập đoàn và tỉ phú Trung Quốc ở mức kỷ lục.

 

Tập đoàn hóa chất quốc gia Trung Quốc (ChemChina) thâu tóm hãng sản xuất lốp xe danh tiếng Pirelli của Ý trị giá 8 tỉ USD

Lẽ dĩ nhiên, mục đích của hai dòng chảy tiền cùng lúc chảy khỏi Trung Quốc này bề ngoài thì không giống nhau, nhưng về cơ bản thì có rất nhiều điểm tương đồng: dòng chảy đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn và tỉ phú Trung Quốc cũng rất dễ rơi vào cảnh một đi không trở lại, giống như dòng tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi thị trường Trung Quốc. Vì thực tế là có đến hai tấm gương nhãn tiền về thất bại khi đầu tư lớn ra nước ngoài thông qua con đường mua lại các thương hiệu lớn mà Trung Quốc đang theo đuổi, đó là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Năm 2015 chứng kiến số tiền kỷ lục mà các doanh nghiệp và tỉ phú Trung Quốc đem ra đầu tư ở nước ngoài thông qua hình thức mua bán và sáp nhập (M&A) các thương hiệu lớn của thế giới. Tổng cộng đã có khoảng 110 tỉ USD được các doanh nghiệp và tỉ phú Trung Quốc đổ vào hình thức đầu tư này. Số tiền này lớn hơn gấp 10 lần so với cách đây một thập kỷ. Trong đó có không ít các thương vụ đình đám như thương vụ thâu tóm hãng sản xuất lốp xe danh tiếng Pirelli của Ý trị giá 8 tỉ USD của tập đoàn hóa chất quốc gia Trung Quốc (ChemChina), hay thương vụ công ty sản xuất chip nhà nước Tsinghua Unigroup mua lại hãng sản xuất chip của Mỹ là Western Digital với giá 3,8 tỉ USD.
Các thương vụ mua bán và sáp nhập các thương hiệu lớn này của Trung Quốc khá đa dạng và trải rộng trên nhiều lĩnh vực, từ các công ty công nghệ như Western Digital cho đến các nhãn điện thoại cao cấp như Vertu, hay các hãng phim như Hollywood Legendary Entertainment mà tỉ phú giàu nhất Trung Quốc là Vương Kiện Lâm vừa thực hiện với giá 3,5 tỉ USD. Tuy nhiên, chiếm phần lớn trong các thương vụ này là các tập đoàn và doanh nghiệp đang sở hữu những công nghệ mà các tập đoàn Trung Quốc chưa có, như công nghệ sản xuất lốp xe của Pirelli cho đến công nghệ làm phim của Hollywood Legendary Entertainment với các bộ phim đình đám như Jurassic World hay Dark Knight.
Xu hướng này đang phản ánh việc các tập đoàn và doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu chiến lược đầu tư ra nước ngoài mạnh mẽ nhất của mình trong nhiều năm trở lại đây. Trở ngại lớn nhất trong việc đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc là thiếu thương hiệu và khó cạnh tranh về chất lượng sản phẩm cũng như thị phần tại các quốc gia khác trước những tập đoàn lớn phương Tây. 
Bản thân ông trùm của đế chế thương mại điện tử Alibaba là Jack Ma cũng phải thừa nhận rằng, dù tập đoàn của ông có quy mô lớn hơn cả Amazon lẫn Ebay cộng lại thì Alibaba cũng sẽ nếm trái đắng nếu cạnh tranh với hai tên tuổi trên ở thị trường nước ngoài. Việc gặp quá nhiều trở ngại trong việc phát triển các thương hiệu nội địa ra thị trường quốc tế, dẫn đến việc các tập đoàn và tỉ phú Trung Quốc chọn cách mà họ cho là chắc ăn nhất: thâu tóm các thương hiệu lớn nước ngoài, tiếp quản công nghệ cũng như cả thị phần của các thương hiệu này trên thị trường thế giới.
Những tính toán đó không sai nếu xét về lý thuyết. Nhưng thực tế lại không dễ dàng như thế. Đơn cử là việc trước khi Trung Quốc chọn cách tiếp cận này thì đã có hai quốc gia khác đã từng đi con đường này, đó là những nước láng giềng khu vực Đông Bắc Á: Nhật Bản và Hàn Quốc. Những năm 1980, các tập đoàn lớn Nhật Bản trong giai đoạn thịnh vượng cũng ồ ạt đổ tiền ra đầu tư ở nước ngoài thông qua thâu tóm các thương hiệu lớn, mà điển hình là Trung tâm Rockefeller ở New York hay vụ thâu tóm hãng phim danh tiếng Columbia Pictures của tập đoàn Sony vào năm 1989.
Sony khi đó đang là tập đoàn lớn nhất thế giới về công nghệ TV và màn hình, muốn một đòn bẩy để tập đoàn này lấn sang công nghệ làm phim vốn khá gần gũi với các công nghệ của Sony. Nhưng tất cả những tính toán rất hợp lý về lý thuyết ấy đã không thành, Sony thua lỗ hàng tỉ USD trong quá trình điều hành Columbia Pictures và buộc phải rút lui cùng với hàng loạt các tập đoàn lớn khác của Nhật Bản khi nền kinh tế nước này rơi vào khủng hoảng.
Hàn Quốc là nước đi kế tiếp Nhật Bản trong cuộc hành trình thâu tóm các thương hiệu lớn của thế giới vào đầu những năm 1990. Hàn Quốc tưởng rằng mình đã rút được kinh nghiệm của Nhật Bản khi không đầu tư thâu tóm các thương hiệu ở quá xa chuyên môn của mình, chẳng hạn như Samsung đầu tư vào lĩnh vực sản xuất máy tính để bàn với việc thâu tóm AST Research hay vụ thâu tóm tập đoàn điện tử Mỹ Zenith của LG. Nhưng rốt cục, cả hai thương vụ rất gần với chuyên môn và công nghệ của cả Samsung lẫn LG này đều thất bại và thất thoát lớn. Những thất bại lớn này trong việc đầu tư ra thị trường nước ngoài bằng cách thâu tóm các thương hiệu lớn đã buộc Samsung và LG quay về tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh của mình, bước đệm để hai tập đoàn lớn này bước ra thế giới.
Viễn cảnh, vì thế đang không thực sự quá tươi sáng cho các tập đoàn và tỉ phú Trung Quốc trong các thương vụ M&A này. Việc quản lý các tập đoàn nằm ở ngoài lĩnh vực chuyên môn không phải là một việc dễ dàng, nhất là khi các tập đoàn Trung Quốc lại quá ít kinh nghiệm và hiểu biết về cách thức vận hành của các thị trường ngoài Trung Quốc. Theo thống kê, hầu hết các tập đoàn Trung Quốc vừa tiến hành các phi vụ M&A lớn vừa qua đều ít có kinh nghiệm hoạt động ở ngoài Trung Quốc, như tập đoàn Dalian Wanda của tỉ phú Vương Kiện Lâm vừa mới thôn tính hãng phim Legendary Entertainment chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và hệ thống các rạp chiếu phim ở Trung Quốc. Kể cả những tên tuổi được xem là có tầm hoạt động khắp thế giới như Alibaba cũng chủ yếu tập trung ở thị trường Trung Quốc.
So với các tên tuổi lớn của Nhật Bản và Hàn Quốc như Sony, Samsung hay LG vốn đã là những tập đoàn đa quốc gia trước khi thâu tóm các thương hiệu lớn trên thế giới, thì các tập đoàn Trung Quốc ít kinh nghiệm hoạt động trên thế giới hơn nhiều. Ở thời điểm hiện tại, các tập đoàn Trung Quốc đang cố gắng đi lại vào con đường mà các tên tuổi lớn hơn nhiều đã từng thất bại và huyễn hoặc mình rằng sẽ không lặp lại những sai lầm ấy, mà không nhận ra rằng chỉ riêng việc đi vào con đường thâu tóm các thương hiệu lớn đã là một sai lầm.

 

Bài học mà Sony, Samsung hay LG rút ra là phải tập trung phát triển các sản phẩm chuyên môn của mình một cách xuất sắc, thì tự nhiên sẽ có được chỗ đứng trên thị trường thế giới, thay vì bằng một cách láu cá nhưng lại ẩn chứa quá nhiều rủi ro như cách trên. Người Nhật và Hàn Quốc đã mất hàng tỉ USD để học được bài học này và Trung Quốc cũng sẽ không là ngoại lệ trong tương lai gần.

Nguồn : motthegioi.vn

Tags:

Vết xe đổ của láng giềng đang chờ đón Trung Quốc

Chia sẻ:
Hỗ trợ trực tuyến Việt Nam
Ms. Thúy - 0913.108.107
Ho tro truc tuyen
Import - Export support
Ms. Hoa - +84.947.222.000
youtube