Hệ thống cửa hàng miền Bắc
  • Đang xây dựng
  • 68 Lê Văn Lương - Cầu Giấy - Hà Nội
  • Đang xây dựng
  • Đang xây dựng
Thời gian làm việc từ 8:00 - 18:00
Hệ thống cửa hàng miền Trung và miền Nam
  • Đang xây dựng
  • Đang xây dựng
  • Đang xây dựng
  • Đang xây dựng
Thời gian làm việc từ 8:00 - 18:00
Tìm lốp theo xe
Hãng sản xuất
Số loại
Thông số khác
Tìm lốp theo cỡ (Cho xe du lịch)
**
R
**
/
***
Rộng mặt lốp
Tỷ lệ thành lốp
Đường kính vành
Tin tức  /  Tin tức ô tô - Lốp ô tô - Đọc báo cùng Thế Giới Lốp
Những phụ tùng cần được chú ý khi bảo dưỡng xe máy
Ngày đăng: 18/02/2016
Khi bảo dưỡng xe máy bạn có biết nên chú ý tới những phụ tùng nào và kỳ hạn để thay mới chúng chưa? Hãy xem những gợi ý dưới đây của các chuyên gia nhé.

 

Xe máy hai bánh vẫn là phương tiện đi lại của nhiều chị em phụ nữ hiện nay. Với một phụ nữ hiện đại, việc tìm hiểu những vấn đề liên quan đến thiết bị của bạn đồng hành này ắt hẳn cũng không có gì là quá khó. Trung tâm cứu hộ và sửa chữa xe máy MotoTech Hà Nội sẽ gợi ý mấy vấn đề liên quan mà bạn nên quan tâm để bảo dưỡng xe máy định kỳ.

Chu kỳ bảo dưỡng và thay mới phụ tùng xe máy

Chu kỳ bảo dưỡng xe máy ở xe tay ga hay xe số đều sẽ diễn ra sau 2.000km vận hành đầu tiên. Sau đó, cứ sáu tháng bạn lại kiểm tra xe định kỳ. Tùy vào tính chất sử dụng (chất lượng mặt đường, tốc độ, số lượt di chuyển) cũng như dòng xe, đời xe mà bạn cần thay thế, bảo dưỡng lại các phụ kiện xe. Bạn có thể tham khảo nội dung chi tiết sau:

Dầu nhớt

Là thành phần quan trọng giúp duy trì khả năng hoạt động của bộ máy. Nếu không thay đúng thời gian quy định, xe sẽ bị khô dầu, nhanh nóng máy, xuống máy và dẫn đến hư hại bộ máy. Cứ mỗi 1.000 - 1.500km vận hành, bạn thay mới dầu nhớt một lần.

 

Lốp (vỏ xe)

Vì tiếp xúc với mặt đường nên lốp xe phải tốt để đảm bảo độ bám cho xe, giúp xe vận hành ổn định trong mọi địa hình. Lốp bị mòn quá nhiều sẽ khiến bạn dễ gặp tai nạn, đặc biệt là với xe tay ga. Tốt nhất, bạn nên thay lốp mới sau 40.000km vận hành.

 

Săm (ruột xe, nếu có)  

Thời gian cần thay săm thường tính theo số lần mà bạn đã vá. Theo đó, nếu đã vá quá ba lần, bạn nên thay săm mới.

 

Phanh (thắng)

Là bộ phận quan trọng để đảm bảo an toàn cho bạn. Phanh có vấn đề khi bạn bóp hoặc đạp phanh mà xe vẫn ít nhiều dịch chuyển. Bạn hãy thay phanh mới cứ sau 25.000 - 30.000km vận hành.

 

Ắc quy (bình xe)

Nếu dùng ắc quy nước, bạn nên thay mới sau 2 năm sử dụng, còn ắc quy khô thì từ 3 năm. Song, điều đó còn tùy vào nhiều yếu tố. Bạn hãy lưu ý khi bóp còi hoặc bật đèn xi nhan. Nếu tín hiệu yếu hoặc nhỏ, bạn hãy thay bình ngay. Sau những biểu hiện đó, khi bạn đề máy, xe có thể không khởi động vì điện trong bình đã cạn.

 

Nhông, xích, đĩa (với xe số)

Bộ ba này gắn liền với nhau, đảm bảo sự vận hành ổn định của bánh xe, khi thay, bạn nên thay cả ba. Nếu xích giãn, người lái xe dễ gặp tai nạn khi chạy với tốc độ không ổn định. Ngoài ra, chúng cũng dễ bị tuột giữa đường, khiến bạn phải đẩy xe. Bạn nên thay mới bộ ba này sau 15.000 - 20.000km vận hành xe máy.

Thông tin thêm

Bạn cũng nên bảo dưỡng xe máy hoặc thay mới định kỳ các bộ phận sau:

• Ống dẫn xăng: sau 4.000km vận hành • Dây ga: 3.000km • Bầu lọc gió: 4.000km • Bu–gi: 8.000km • Điều chỉnh garanti (bình xăng con): 4.000km hoặc khi xe bị tắt máy lúc đang dừng • Dây cu-roa truyền lực (xe tay ga): 8.000km • Bộ phận ly hợp (nồi embrayage): 8.000km • Vòng bi tay lái: 10.000km • Phuộc nhún: 4.000km • Dầu bánh răng/hộp giảm tốc: 2 năm • Ống thông gió cac-te: 4.000km • Điều chỉnh khe hở xu-pap: 4.000km • Lưới lọc dầu nhớt: 10.000km.

 

Lưu ý: Khi thay mới các loại phụ tùng, bạn nên vào những cơ sở sửa chữa của hãng có thương hiệu và địa chỉ rõ ràng. Đối với các hãng xe, hầu hết các loại phụ tùng đều có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ cũng như phiếu bảo hành. Bạn cần quan sát kỹ hai phiếu này và kiểm tra các mã số hay số series được in (nổi) trên phụ tùng trùng hợp với trên phiếu để đảm bảo mua hàng chính hãng.

Theo Tiếp thị gia đình

Tags:

Những phụ tùng cần được chú ý khi bảo dưỡng xe máy

Chia sẻ:
Hỗ trợ trực tuyến Việt Nam
Ms. Thúy - 0913.108.107
Ho tro truc tuyen
Import - Export support
Ms. Hoa - +84.947.222.000
youtube