Hệ thống cửa hàng miền Bắc
  • Đang xây dựng
  • 68 Lê Văn Lương - Cầu Giấy - Hà Nội
  • Đang xây dựng
  • Đang xây dựng
Thời gian làm việc từ 8:00 - 18:00
Hệ thống cửa hàng miền Trung và miền Nam
  • Đang xây dựng
  • Đang xây dựng
  • Đang xây dựng
  • Đang xây dựng
Thời gian làm việc từ 8:00 - 18:00
Tìm lốp theo xe
Hãng sản xuất
Số loại
Thông số khác
Tìm lốp theo cỡ (Cho xe du lịch)
**
R
**
/
***
Rộng mặt lốp
Tỷ lệ thành lốp
Đường kính vành
Tin tức  /  Tin tức ô tô - Lốp ô tô - Đọc báo cùng Thế Giới Lốp
Nền kinh tế chia sẻ: Ai cũng có lợi!
Ngày đăng: 23/02/2016
Làn sóng kinh tế chia sẻ đã khiến các mô hình kinh doanh truyền thống phải thay đổi theo chiều hướng có lợi cho người tiêu dùng hơn.

 Mỗi sáng thức dậy ở ngôi nhà thuê thông qua ứng dụng Airbnb, cô Veron lại dùng ứng dụng FoodPanda để mua một suất ăn sáng. Sau bữa sáng, cô tiếp tục dùng Uber để tìm ai đó có nhu cầu đi chung xe trên đường đi làm. Với những cách làm này, cô Veron tiết kiệm được khoảng 50% chi phí sinh hoạt mỗi tháng và đó cũng là điều mà nền kinh tế chia sẻ có thể mang lại cho người tiêu dùng.

Ăn, ngủ và đi lại bằng ứng dụng

Nền kinh tế chia sẻ cho phép người tiêu dùng có thể chia sẻ, tận dụng các nguồn lực dư thừa của nhau như nhà cửa hay xe cộ nhằm tiết kiệm chi phí. Theo thống kê của Hiệp hội Kinh tế chia sẻ Singapore, hiện có khoảng 70% giới trẻ của quốc gia này sử dụng các dịch vụ đi chung xe. Loại hình dịch vụ này đang lấn át ngành taxi.

Uber hiện đang là một trong những ứng dụng được sử dụng nhiều tại Singapore. Ngoài ra còn có hàng loạt những dịch vụ khác như giao thức ăn FoodPanda hay thuê nhà với Airbnb. Rõ ràng, nền kinh tế chia sẻ đã đi vào từng bữa ăn giấc ngủ của người Singapore. Bởi ở một quốc gia có mức sinh hoạt đắt đỏ, việc tiết giảm những chi phí cơ bản như ăn, ngủ, đi lại hiển nhiên sẽ được người dân hưởng ứng.

Theo ông Eugene Tay, Chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Chia sẻ Singapore, các mô hình kinh tế chia sẻ đang nổi trội hơn mô hình truyền thống nhờ sức mạnh của công nghệ và internet. “Sự phát triển của công nghệ kết hợp cùng với nhu cầu tiết kiệm của con người đã tạo ra làn sóng, ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng”, ông nói.

Thống kê của Hiệp hội Kinh tế Chia sẻ Singapore cho thấy, sau gần 2 năm ra mắt, hiệp hội này đã có 10 thành viên tham gia là các dịch vụ kinh tế chia sẻ. Ước tính, nền kinh tế chia sẻ giúp Singapore tiết kiệm được khoảng 25 triệu USD/năm.

Tại Việt Nam, tuy người dân chưa phụ thuộc quá nhiều vào mô hình kinh tế chia sẻ, nhưng các dịch vụ kinh doanh kiểu này cũng đã hiện hữu và dần trở nên quen thuộc. Những nhu cầu phổ biến như tìm nhà trọ, tìm nơi ở ghép dù vẫn được ưu tiên đăng trên các diễn đàn mạng, nhưng người Việt cũng đã bắt đầu sử dụng các ứng dụng như Airbnb, Tìm Nhà Trọ... nhằm hỗ trợ thêm cho việc tìm kiếm của mình.

Bên cạnh đó, sự lớn mạnh của Grab và Uber ở mô hình dịch vụ vận chuyển hành khách theo kiểu chia sẻ tại Việt Nam cũng thật sự đáng chú ý. Thậm chí, sự xuất hiện của hai dịch vụ này cũng đã khiến những hãng taxi lớn là Mai Linh hay Vinasun phải lập tức thay đổi cung cách vận hành.

Nếu như tháng 8.2015, Mai Linh giới thiệu ứng dụng di động cho phép gọi xe taxi không cần thông qua tổng đài thì đến cuối năm, Vinasun cũng nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách tung ra ứng dụng gọi xe Vinasun. Cùng lúc, hãng này còn công bố dịch vụ đưa đón bằng đội xe Fortuner, Innova đời mới không có nhãn hiệu hay biển taxi, với hình thức thanh toán như thông thường.

Có thể thấy, làn sóng kinh tế chia sẻ đã khiến các mô hình kinh doanh truyền thống phải thay đổi theo chiều hướng có lợi cho người tiêu dùng hơn. Mặt khác, nền kinh tế chia sẻ cũng góp phần thúc đẩy kinh doanh cho các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có giá trị lớn.

Ngành ôtô hưởng lợi

Dạo quanh các diễn đàn thảo luận về ôtô trong năm 2015, dễ dàng bắt gặp làn sóng các bác tài thảo luận về việc mua xe mới để tham gia chạy Uber, Grab nhằm gia tăng thu nhập. Ðiều trùng hợp thú vị là trong năm ngoái, Việt Nam cũng đã lập kỷ lục về ôtô nhập khẩu với mức tiêu thụ khoảng hơn 300.000 chiếc các loại. Riêng trong tháng 11, nước ta đã nhập 12.577 ôtô, tăng 95% so với tháng 10.

Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam đang bước vào giai đoạn ôtô hóa với mức tăng từ 20 xe/1.000 dân lên 70 xe/1.000 dân. Dự đoán đến năm 2025, Việt Nam sẽ có khoảng 7 triệu xe ôtô, nhờ mức sống dần được nâng cao, thuế nhập khẩu ôtô giảm và một phần đóng góp gián tiếp từ nền kinh tế chia sẻ.

Không chỉ có vậy, thị trường ôtô tăng trưởng còn giúp ngành công nghiệp phụ trợ ôtô, xe máy tại thị trường Việt Nam phát triển. Thời gian qua, đã có không ít các dự án sản xuất quy mô lớn được đưa vào hoạt động.

Ví dụ, Kenda vừa đầu tư nhà máy sản xuất lốp, vỏ, ruột thứ hai tại Việt Nam với số vốn 160 triệu USD, hay sự kiện Bridgestone Việt Nam khánh thành nhà máy lốp xe ôtô tại Hải Phòng với sản lượng 6.000 lốp/ngày. Công ty Casumina cũng mới khánh thành giai đoạn 1 nhà máy lốp có vốn đầu tư 160 triệu USD.

Ngoài ra, lượng xe hơi tư nhân tăng cao cũng sẽ khiến nhu cầu tiêu thụ phụ kiện, linh kiện trang trí... phần nào mở thêm nhiều hướng đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong thời ôtô hóa.

Tags:

Nền kinh tế chia sẻ: Ai cũng có lợi!

Chia sẻ:
Hỗ trợ trực tuyến Việt Nam
Ms. Thúy - 0913.108.107
Ho tro truc tuyen
Import - Export support
Ms. Hoa - +84.947.222.000
youtube